Vụ bắt giữ một số phiến quân Hồi giáocuối tuần trướctại Brazil là nhờ công của hai mạng xã hội Facebook và Twitter. Các phiến quân này bị buộc tội có âm mưu tấn công khủng bố.
Hai mạng xã hội lớn nhất thế giới trên đã bắt đầu cung cấp dữ liệu liên quan tới các cuộc hội thoại "có vấn đề" và cả vị trí nơi các post đó được đăng lên. Mặc dù đại diện Facebook và Twitter không bình luận về vụ bắt giữ, tuy nhiên cả hai mạng xã hội này đều công khai chính sách "nói không với khủng bố", đồng thời cam kết hợp tác chặt chẽ với cơ quan pháp luật khi cần thiết.
Với mật danh "Chiến dịch Hashtag", cuộc điều tra chống khủng bố của cảnh sát Brazil sẽ đập tan các âm mưu tấn công nhắm vàoOlympics 2016 dự kiến khai mạc vào 5/8 tới. Những kẻ khủng bố bị bắt giữ ở trên có liên quan tới nhà nước hồi giáo tự xưng IS.
Thời gian gần đây, mạng xã hội ngày càng đóng vai trò quan trọng trong cuộc chiến chống khủng bố. Hồi đầu năm vừa rồi, các CEO của Twitter, Facebook, Microsoft và Google đã được triệu tới Nhà Trắng để thảo luận về cách thức ngăn chặn những kẻ cực đoan sử dụng mạng xã hội để liên lạc và lên kế hoạch tấn công khủng bố.
Nguyễn Minh(theo DigitalTrends)
" alt=""/>Facebook, Twitter thành 'tai mắt' chống khủng bố tại Olympics Lửa Tử Thần
Kỹ năng gây sát thương sẽ khiến cho tướng đối phương nhận sát thương phép tương đương 6 + 50% STVL cộng thêm và 20% SMPT trong 3 giây (các kỹ năng đa mục tiêu và gây sát thương theo thời gian sẽ gây một nửa lượng sát thương trong 1.5 giây).
Thần Sấm
Mỗi 3 đòn đánh hoặc kỹ năng lên tướng sẽ tạo một vùng gây 10 mỗi cấp + 20% STVL cộng thêm và 10% SMPT thành sát thương phép lên tất cả mục tiêu xung quanh chúng (30 giây hồi lại).
Nói đơn giản, cả hai đều gây sát thương phép và không phải gánh chịu thêm sát thương. Tối đa quãng thời gian sau 30 giây (thời gian hồi lại của Thần Sấm), sát thương sẽ là:
Rất hiếm khi nào có một vị tướng có cơ hội gây sát thương lên một tướng địch 1 lần mỗi 3 giây trong 30 giây. Nên chúng ta sẽ giả định Cassiopeia đã khiến một vị tướng đỡ đòn bên đối phương nhiễm độc để dễ dàng miêu tả hơn.
Đây là dạng sát thương theo thời gian và trên diện rộng nên nó sẽ chỉ gây nửa sát thương nhưng được kích hoạt 2 lần rất nhanh, và về cơ bản là nó vẫn tương đương. Do đó, khả năng 100% khi kích hoạt được độc lên mục tiêu sẽ đúng với quãng thời gian mà Thần Sấm hồi lại.
Sẽ có rất nhiều số liệu liên quan tới màn phân tích này, nhưng những thứ cô đọng và dễ hiểu nhất sẽ được liệt kê ra ngay sau đây. Rõ ràng là nếu bạn có lượng SMPT thấp nhưng cấp độ cao, Thần Sấm sẽ tốt hơn và ngược lại.
Xem các bảng thống kê ngay dưới đây để so sánh lượng SMPT mà Lửa Tử Thần và Thần Sấm đem lại.
Bảng thống kê giữa trận (Tướng cấp độ 12)
“Breakeven Time” được tính dựa trên lượng sát thương của Thần Sấm/ (Lửa Tử Thần trong 30 giây)/ mỗi 3 giây.
Như bạn thấy từ bảng thống kê, trong quãng thời gian giữa trận, khoảng 200-300 SMPT trong 5 giây giao tranh là thứ mà cả hai Điểm Bổ Trợ Mấu Chốt đem lại. Có lượng SMPT lớn hơn sẽ giúp bạn có nhiều lợi thế hơn với Lửa Tử Thần, và thời gian duy trì ít còn phụ thuộc vào pha giao tranh đấy kéo dài trong bao lâu.
Bảng thống kê đầu trận (Tướng cấp độ 4)
Không ngạc nhiên, ở những cấp đầu tiên lợi thế hoàn toàn thuộc về Thần Sấm trừ khi có một điều gì đó bất ngờ xảy ra đẻ bạn có khởi đầu tốt hoặc cái gì khác ủng hộ cho các pha giao chiến với lượng máu “tầm thường”.
Bảng thống kê cuối trận (Tướng cấp độ 16)
Bảng biểu này khá là thú vị. Cuối trận, nếu bạn đã có Trượng Pha Lê Rylai + Mặt Nạ Đọa Đầy Liandry (180 AP), thì vẫn cần một thời gian dài đẻ Lửa Tử Thần làm được những gì mà Thần Sấm hoạt động ngay tức khắc. Nhưng, một khi bạn đã có +120 AP và 35% SMPT từ Mũ Phù Thủy và tổng cộng là 400 AP, Lửa Tử Thần sẽ vượt trội so với Thần Sấm.
Những Điểm Bổ Trợ khác
Việc quyết định sử dụng Điểm Bổ Trợ Mấu Chốt gì phụ thuộc lớn vào cách mà bạn tăng điểm cho các Điểm Bổ Trợ khác:
Khả năng phối hợp của tướng
Các vị tướng kiểu như Cassiopeia hay Brand có thể tận dụng Lửa Tử Thần tốt hơn và sẽ thể hiện được khả năng kết hợp của mình với đồng đội trong phần lớn các tường hợp.
Những vị tướng như Ahri với 3 lần gây sát thương từ kỹ năng W có thể tìm thấy cơ hội lớn hơn từ Thần Sấm để quấy rối tốt vào đầu trận.
Nếu có đủ thời gian kích hoạt để tận dụng Lửa Tử Thần, nó sẽ luôn luôn hơn hẳn Thần Sấm trong mọi trường hợp. Tuy nhiên, là một vị tướng mỏng manh thường gặp và chỉ có trung bình 5 giây đê gây sát thương, điều này phụ thuộc rất lơn vào lượng SMPT nhận được là bao nhiêu.
Lửa Tử Thần sẽ tốt hơn nếu bạn có lượng SMPT theo quãng thời gian như sau:
Gnar_G(Theo nerfplz.com)
" alt=""/>[LMHT] Lửa Tử Thần hay Thần Sấm thích hợp hơn với các tướng SMPT?Trung Quốc hiện là một trong nhiều nước đang xúc tiến các chương trình thám hiểm không gian bằng thiết bị có người lái và không có người lái. Năm 2011, nước này đã cho phóng trạm vũ trụ đầu tiên của mình - Thiên Cung - vào quỹ đạo quanh Trái đất, ở độ cao 350 - 400km so với mặt đất.
Module phòng thí nghiệm không gian này nặng 8,5 tấn, dài 12 mét với đường kính 3 mét. Với kích thước này, Thiên Cung vẫn tương đối nhỏ, thực tế là nhỏ hơn trạm Skylab được Mỹ phóng vào không gian năm 1973.
Thiên Cung có tuổi thọ ước tính là 2 năm. Mục đích chính của cơ sở này là nhằm kiểm tra các hoạt động neo đậu quan trọng, phục vụ việc tái cung ứng và vận hành một trạm vũ trụ. Trong thời gian vận hành ngoài không gian, Thiên Cung từng 2 lần đón tiếp tàu vũ trụ thực hiện sứ mệnh thám hiểm Thần Châu 9 và 10, chở theo 3 phi hành gia người Trung Quốc.
Cũng giống như Trạm vũ trụ quốc tế (ISS), chúng ta có thể dễ dàng quan sát được Thiên Cung từ Trái đất, vì nó rất sáng và di chuyển nhanh trên bầu trời. Do đó, các nhà thiên văn học nghiệp dư thường theo dõi nó cũng như các vật thể tương tự. Kết quả đo đường di chuyển và độ sáng của Thiên Cung được đánh giá là đáng tin cậy.
Các thông tin trên có thể giúp xác định quỹ đạo và sự quay vòng của Thiên Cung, giúp phản ánh tình trạng của trạm vũ trụ này. Nhà thiên văn học nghiệp dư Thomas Dorman, một người theo dõi vệ tinh giàu kinh nghiệm đến từ Texas, Mỹ nhận định, Trung Quốc đã mất kiểm soát Thiên Cung khi ông quan sát thấy trạm vũ trụ đang xoay theo một hướng nhất định.
Thiên Cung đã ở chế độ ngủ khi không được lên kế hoạch đón tiếp thêm tàu vũ trụ sau năm 2013. Trong thực tế, văn phòng Công nghệ không gian có người lái Trung Quốc từng tuyên bố, trạm vũ trụ này đã kết thúc sứ mệnh và chấm dứt các dịch vụ truyền tải dữ liệu vào tháng 3 năm nay. Cơ quan này cũng thông báo không còn liên lạc được với Thiên Cung được nữa. Các báo cáo mới nhất từ một số chuyên gia theo dõi vệ tinh thậm chí cảnh báo, trạm vũ trụ hiện có thể đang rơi tự do trong không gian và sắp đâm xuống Trái đất.
Theo các chuyên gia, Thiên Cung nhiều khả năng sẽ bị vỡ vụn và bốc cháy trong bầu khí quyển khi trở về Trái đất. Thảm họa sẽ xảy ra nếu mảnh vỡ khổng lồ không nóng chảy hết và rơi xuống khu vực đông dân cư, tiềm tàng nguy cơ gây sát thương nghiêm trọng.
Nhà chức trách Trung Quốc hiện vẫn chưa đưa ra bất kỳ phản hồi nào về những phỏng đoán trên.
Tuấn Anh(theo Tech Insider)
" alt=""/>Hiểm họa từ nguy cơ trạm vũ trụ của Trung Quốc rơi xuống Trái đất